sửa chữa, sản xuất, phát triển các loại thiết bị điện, điện tử.

Danh Mục Sản Phẩm

Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015

Light Dimmer


Sau khi vẽ xong sơ đồ mạch điện, tôi hiểu ngay nguyên lý vận hành của nó, mạch điện làm việc như sau:

Lúc Q1 ở trạng thái tắt thì mức áp AC trên đường nguồn AC sẽ qua điện trở RV1, R1 cho nạp dòng vào tụ C1, khi mức áp trên tụ C1 lên cao hơn 33V thì DIAC (BR100-03) sẽ bị kích dẫn và sẽ dẫn rất mạnh do nó vào vùng điện trở âm. Lúc này Q1 (TRIAC) sẽ dẫn điện rất mạnh, nó cấp dòng cho đèn và đồng thời làm cho tụ C1 xả hết điện… và chờ đến khi mức áp AC giảm xuống đến mức 0V (điện xoay chiều dạng Sin, trong mỗi chu kỳ đều có lúc qua mức áp 0V) thì TRIAC sẽ lại tự vào trạng thái tắt, và lúc này tụ C1 lại trở lại nạp điện của đường nguồn AC…và hiện tượng Q1 lại dẫn điện như phần trên sẽ xuất hiện. Từ phần tích này chúng ta thấy, nếu tăng trị của điện trở lên, thời gian tụ C1 nạp điện sẽ chậm lại, mức áp trên tụ C1 lên chậm, nó sẽ làm thu hẹp góc dẫn điện của Q1, vậy lượng điện cấp cho bóng đèn sợi nung sẽ ít hơn, bóng đèn sẽ sáng mờ, nếu giảm trị của điện trở thì bóng đèn sẽ sáng mạnh hơn. Nói chung hoạt động của mạch điện này rất đơn giản, Bạn có thể tham khảo thêm trong các bài viết sau đây có liên quan đến mạch điện TRIAC tương tự


Ở VN chúng ta dùng nguồn AC 220V, do đó tôi tìm sơ đồ mạch điện dùng TRIAC điều khiển công suất cấp cho tải dùng nguồn AC 220V. Sơ đồ mạch điện như hình sau:



Nguyên lý hoạt động của mạch như sau: Khi Q1 ở trạng thái ngưng dẫn, mức nguồn AC 220V sẽ qua các biến trở RV1, RV2 và điện trở R1 nạp điện vào tụ C1 và qua mạch R2 nạp điện vào tụ C2. Khi mức áp trên tụ C2 cao hơn 33V thì Diac BR100-03 sẽ bị kích dẫn, nó cấp dòng cực Gate cho TRIAC và TRIAC sẽ chuyển vào trạng thái dẫn điện, Q1 dẫn điện sẽ cấp dòng cho tải. Và khi mức áp AC chuyển qua mức áp 0V, TRIAC sẽ tự tắt và lúc này tụ C2 sẽ lại được cho nạp điện và quy trình trên sẽ được lập lại. Phân tích cho thấy nếu Bạn giảm trị của RV1, RV2, thòi gian nạp điện của tụ C1, C2 sẽ nhanh, như vậy góc dẫn của TRIAC sẽ lớn và lượng điện cấp cho tải sẽ nhiều hơn, bóng đèn sẽ sáng hơn, ngược lại nếu tăng trị của RV1, RV2, thời gian nạp điện của tụ C1, C2 sẽ chậm, và góc dẫn của TRIAC sẽ nhỏ và lượng điện cấp cho tải sẽ ít hơn, bóng đèn sẽ mờ hơn. Trong mạch cũng dùng cuộn cảm L1 và tụ C3 để lọc nhiễu, tránh nhiễu hài của TRIAC nhiễm và đường nguồn AC. Nìn chung mạch này cũng hoạt động như mạch trên
Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

1 nhận xét

  1. vậy cho mình công thức tính sự phụ thuộc của dòng hay áp vào điện trở đc không.

    Trả lờiXóa

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
Copyright © 2011 điện tử Bình Định | CTy TAI_PHU
Designed by CUONGcd Cooperated with CUONGcd
Độc - Đáo - Chuyên Nghiệp - Tận Tình
AmalinkComments RSS
Back to top